Quy Trình Đánh Gía Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Quốc Tế ISO
Bạn muốn cấp chứng chỉ ISO mà chưa nắm được Quy trình chứng nhận? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình chứng nhận sẽ được thực hiện như thế nào.
hình minh họa- nguồn internet
1) Tiếp nhận thông tin khách hàng
– Bộ phận sales nhận thông tin khách hàng.
– Gửi biểu mẫu câu hỏi (Questionnaire) để khách hàng điền thông tin.
– Báo giá.
– Kí hợp đồng.
2) Đăng kí chứng nhận
– Bộ phận chứng nhận liên hệ khách hàng để yêu cầu gửi các hồ sơ tài liệu theo quy định để đăng kí chứng nhận.
– Xác nhận phạm vi, địa điểm đánh giá & thỏa thuận lịch đánh giá.
– Gửi chương trình đánh giá cho khách hàng trước 7 ngày.
3) Đánh giá chứng nhận (năm thứ 1)
– Đánh giá giai đoạn 1
Đánh giá tài liệu hệ thống quản lý của khách hàng.
– Đánh giá giai đoạn 2
Đánh giá trực tiếp tại địa điểm của khách hàng.
4) Cấp giấy chứng nhận
– Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trong vòng 2 tuần sau khi khách hàng hoàn tất các hành động khắc phục.
– Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp.
5) Đánh giá giám sát định kì lần 1 (năm thứ 2)
– Đánh giá giám sát lần 1 tại địa điểm của khách hàng (on-site) để đảm bảo rằng hệ thống quản lý ISO đã được chứng nhận đang được duy trì liên tục và đáp ứng các yêu cầu chứng nhận.
– Sau đánh giá chứng nhận năm thứ 1, việc đánh giá giám sát định kì phải được thực hiện 12 tháng 1 lần.
6) Đánh giá giám sát định kì lần 2 (năm thứ 3)
– Đánh giá giám sát lần 2 tại địa điểm của khách hàng (on-site) để đảm bảo rằng HTQL đã được chứng nhận đang được duy trì liên tục và đáp ứng các yêu cầu chứng nhận.
7) Đánh giá đặc biệt
– Đánh giá thay đổi những nội dung như sau: phạm vi chứng nhận, địa điểm,…
– Đánh giá bất thường (đánh giá giám sát đặc biệt)
8) Đánh giá tái chứng nhận
Sau chu kì chứng nhận 3 năm như trên, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tái chứng nhận cho khách hàng theo chu kỳ 3 năm tiếp như quy trình chứng nhận ở trên để cấp lại giấy chứng nhận mới và vẫn tiếp tục duy trì hệ thống như trên.