Nhiều cá nhân đang có sự nhầm lẫn giữa việc hợp nhất doanh nghiệp và sát nhập doanh nghiệp , Luật Blue xin phép gửi cho các bạn bảng so sánh giữa hợp nhất doanh nghiệp và sát nhập doanh nghiệp để góp phần làm rõ sự khác nhau đó.
Bảng so sánh tham khảo
Tiêu chí so sánh | Hợp nhất doanh nghiệp | Sáp nhập doanh nghiệp |
Khái nhiệm | Nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồng tại của các công ty bị hợp nhất | Nhiều công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập |
Các chủ thể liên quan | Công ty bị hợp nhất
Công ty được hợp nhất |
Công ty bị sáp nhập
Công ty nhận sáp nhập |
Hình thức | Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 công ty mới | Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập. |
Hậu quả pháp lý | Tạo ra một công ty mới (công ty được hợp nhất) và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất | Chấm dứt sự tồng tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập. |
Trách nhiệm pháp lý của công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập | Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. | Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập |
Quyền quyết định | Các công ty tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên | Chỉ công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý. |
Đăng ký doanh nghiệp | Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 | Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp |