T5, 07 / 2018 4:25 chiều | admin

Thành lập doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp có phức tạp không, cần lưu ý những điều gì? Sau đây Luật Blue sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp tại Quảng Ninh sáu vấn đề đáng lưu ý nhất khi thành lập doanh nghiệp. 1. Các loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần cân nhắc loại hình doanh nghiệp phù hợp để hoạt động bền vững nhất, hạn chế các trường hợp phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sau thành lập gây mất thời gian, lãng phí cho doanh nghiệp.

– Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Công ty cổ phần

– Công ty hợp danh

– Doanh nghiệp tư nhân

2. Tên doanh nghiệp:

Được quy định tại các điều từ 38 đến 42 Luật doanh nghiệp 2014, gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng; trong đó đặc biệt chú ý không được đặt tên vi phạm các điều cấm tại điều 39 như sau:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngoài ra tên doanh nghiệp còn có thể có tên viết tắt và tên bằng tiếng nước ngoài, tuy nhiên không bắt buộc.

3. Trụ sở chính:

Được quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp, phải là địa chỉ được xác định, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

4. Vốn điều lệ:

Được quy định tại điểm 29 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.

Thường thì vốn điều lệ sẽ không bị giới hạn trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định (phải có số vốn tối thiểu). Vốn điều lệ cũng sẽ quyết định đến việc nộp lệ phí môn bài sau thành lập như sau:

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên mười tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là 3 triệu đồng một năm.

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ mười tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài là 2 triệu đồng một năm.

5. Chủ sở hữu:

Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.

6. Ngành nghề kinh doanh:

Những ngành nghề doanh nghiệp đăng ký chính là những hoạt động mà doanh nghiệp sẽ làm sau thành lập. Vì vậy khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị trước những ngành nghề, lĩnh vực mà Quý doanh nghiệp sẽ hoạt động và những ngành nghề (thường có liên quan) mà trong tương lai có thể sẽ hoạt động để hạn chế việc phải làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề sau thành lập.

Các ngành nghề phải không được thuộc ngành pháp luật cấm kinh doanh. Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cần lưu ý về số vốn tối thiểu cần có.

Trên đây là các vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với Luật Blue để được tư vấn một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.

Bài viết cùng chuyên mục