T5, 11 / 2018 8:32 chiều | hanhblue

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân. Trong bài viết này tư vấn Blue xin tư vấn Sở hữu trí tuệ là gì? Đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

Hình minh họa

Việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển

Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lòng khi không có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ không có động lực để sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển công nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật công nghệ.

Các loại sở hữu trí tuệ quan trọng

Bản quyền

Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Khi nghệ sỹ và người sáng tác đưa ra những hình thức thể hiện khác thì những loại hình thể hiện mới này cũng được bao gồm trong trong những công trình được bảo hộ bản quyền. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.

Bằng sáng chế

Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định – hầu hết các nước quy định là 20 năm – để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng.

Bí mật thương mại

Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật thương mại. Ví dụ về bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về danh sách khách hàng; bí mật thương mại thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối.

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Tại các làng xã, thợ chữa giày dùng tên của mình để làm chức năng này. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. Trẻ nhỏ đòi mua búp bê Barbie, đồ chơi lắp ghép Lego và xe ô tô đồ chơi Hot Wheel. Một số người lớn mơ ước chiếc xe Ferrari, nhưng đa số đều có thể mua xe hơi hiệu Honda hay Toyota. Những khách hàng này cần nhãn hiệu để tìm kiếm hay né tránh hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác.

Các loại sở hữu trí tuệ khác

Trong số các hình thức sở hữu trí tuệ cơ bản còn có rất nhiều loại hình bảo hộ đa dạng và đặc biệt. Ví dụ như các chỉ dẫn địa lý cho chúng ta biết được một loại sản phẩm có xuất xứ từ một địa phương mà tên địa lý của vùng gắn chặt với chất lượng, danh tiếng hay đặc trưng của sản phẩm đó. Một số nước bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa như rượu cô-nhắc của Pháp hay rượu whisky của Scotland.

Đăng ký sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung

Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

Bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích ;
  • Yêu cầu bảo hộ;
  • Bản vẽ, sơ đồ,bản tính toán… (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC/GPHI;
  • Bản tóm tắt SC/GPHI;
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản;
  • Giấy uỷ quyền (nếu cần),gồm một (1) bản;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố,gồm một (1) bản.
  • Bản tiếng Việt của bản mô tả SC/GPHI, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC/GPHI, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
  • Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
  • Bản mô tả SC/GPHI phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
  • Bản mô tả SC/GPHI phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần được bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
  • Bản mô tả SC/GPHI phải bao gồm các nội dung sau đây:Chỉ số Phân loại Sáng chế Quốc tế (Chỉ số PSQ);
    + Tên gọi của giải pháp kỹ thuật;
    + Lĩnh vực kỹ thuật trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan;
    + Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết);
    + Bản chất của giải pháp kỹ thuật;
    + Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
    + Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật;
    + Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).
  • Yêu cầu bảo hộ nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn,rõ ràng,phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
  • Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích để công bố một cách vắn tắt bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích.
  • Bản tóm tắt SC/GPHI phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
  • 01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
  • Tư vấn Blue sẽ chuẩn bị các hồ sơ còn lại theo quy định cho đơn đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

  • Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp:
  • 3 bản tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (làm theo mẫu);
  • 3 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; 6 bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  • 1 bản tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu hàng hóa;
  • 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế; tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (giấy chứng nhận thừa kế;
  • 1 bản giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);
  • 1 bản chứng từ nộp lệ phí.

Mọi vấn đề vướng mắc về sở hữu trí tuệ là gì? Đăng ký sở hữu trí tuệ, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục