T5, 11 / 2018 8:20 sáng | hanhblue

Với chức năng là một công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân. Trong bài viết này tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục xin gia hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:

Hình minh họa

Thời gian nộp gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên để được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện xin cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó. Khi chủ thể đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ thể có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3 nào có hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu.

Tuy nhiên, hiệu lực của nhãn hiệu được tính kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết thời hạn đó, chủ văn bằng phải làm thủ tục gia hạn văn bằng để có thể tiếp tục là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Vấn đề quan trọng mà chủ văn bằng cần quan tâm đó là thời hạn để nộp đơn gia hạn văn bằng theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn nộp gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là trước và sau 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Trường hợp nộp trước 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực thì chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn để duy trì bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng nộp đơn sau 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hạn được coi là gia hạn muộn văn bằng bảo hộ và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với tiền phạt những tháng nộp muộn đó (theo quy định là 10% lê phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn).

Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

Quy trình sau khi nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu như sau:

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn và yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc người yêu cầu có ý kiến phản đối:

  • Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
  • Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.

Nếu trong thời hạn 01 tháng, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối gia hạn.

Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần lưu ý:

Sau khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một người khác.
Sau 05 năm kể từ ngày hết hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mà chủ văn bằng không gia hạn thì chủ thể khác mới có quyền được đăng ký nhãn hiệu đó.

Nếu quý vị còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan hãy liên hệ tư vấn Blue để được  hỗ trợ tư vấn thủ tục xin gia hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo quy định mới nhất.

Bài viết cùng chuyên mục