1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Các bước quy trình thủ tục thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
1. Thông tin của người đại diện pháp luật và các cổ đông sang lập.
• CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu sao y công chứng không quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm của người đại diện pháp luật và của các cổ đông sang lập ( cổ đông là cá nhân);
• Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác (trường hợp người thành lập là tổ chức)
• Địa chỉ hộ khẩu thường trú của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật ( cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Địa chỉ chỗ ở hiện tại của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật ( cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông;
2. Tên công ty dự kiến đặt
Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Ví dụ: “CÔNG TY CỔ PHẦN A “ Loại hình là: “CÔNG TY CỔ PHẦN”, Tên riêng là: “A”
Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Áp dụng trên toàn quốc)
3. Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
4. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).
5. Vốn điều lệ đăng ký
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần trở lên sở KHĐT tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định);
• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
• Danh sách cổ đông sang lập ( 1 bản);
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ đông (đối với thành viên là cá nhân). ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác (trường hợp người thành lập là tổ chức)
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT ( só lượng 1 bộ). Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần.
Lưu ý: Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thôn tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015:
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
• Tên doanh nghiệp;
• Mã số doanh nghiệp.
Bước 5: Các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + con dấu.
• Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
Nội dung bảng hiệu công ty gồm: Tên công ty + mã số thuê + Địa chỉ công ty
• Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng.
• Nộp tờ khai thuế môn bài
Thời hạn nộp tờ khai:
+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;
+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính như sau:
• Nộp thuế môn bài cho năm nay.
Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp được quy định như sau:
+ Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống ;
+ Mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ.
Thời hạn nộp thuế môn bài
+ Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài
+ Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm tốt nhất nên nộp trước ngày 20/01.
Mức phạt nếu nộp chậm tiền lệ phí môn bài
Theo thông tư 130 /2016 TT-BTC của bộ tài chính như sau:
Số tiền phạt = số tiền thuế môn bài chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 01/07 thì thuế môn bài của năm đó chỉ phải đóng 50% mức cả năm
• Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử
• Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty;
• Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
• Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Trên đây là toàn bộ các bước thủ tục để thành lập công ty cổ phần 2018 đầy đủ, chính xác , đúng pháp luật và tránh được những rủi ro về sau.