T4, 01 / 2019 6:00 chiều | khueblue

1. Lựa chọn loại hình công ty

Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể căn cứ vào tình hình hiện tại và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc lựa chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

2. Đặt tên công ty

Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khách đã có trước đó.

Khi lựa chọn tên công ty xuất nhập khẩu bạn nên nghiên cứu thật kỹ để tập trung phát triển thương hiệu theo tên công ty đã lựa chọn.

Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt

• Tên tiếng việt

Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

VD:  CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU A

Thì “  TNHH “ là loại hình, “ XUẤT NHẬP KHẨU A” là tên riêng

• Tên tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

• Tên viết tắt

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

3. Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:

• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm

• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm

Hình minh họa

4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Đối với công ty xuất nhập khẩu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì ngoài những ngành nghề mà công ty đăng ký để hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký thêm mã ngành sau:

Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Xuất, nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu nộp lên phòng đăng ký kinh doanh sở KHĐT

Hồ sơ thành lập công ty nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đăng ký kinh doanh

2. Điều lệ công ty ( Lưu ý khi soạn điều lệ nhớ có đăng ký xuất nhập khẩu)

3. Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần)

4. Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần)

Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST

Những công việc sau khi có giấy phép kinh doanh + MST

1. Làm thủ tục khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu con dấu lên sở KHĐT

2. Đăng bố cáo thành lập mới công ty

3. Gắn bảng hiệu tại trụ sở chính công ty

4. Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính.

Hồ sơ bao gồm:

• Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh)

• Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ

• Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định

• Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06)

•Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)

5. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư

6. Đặt mua token chữ ký số khai thuế qua mạng

7. Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số

 

Bài viết cùng chuyên mục