Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần);
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
– Giấy uỷ quyền
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Hình minh họa
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp
Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định số lượng, nội dung và mẫu con dấu của mình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp lưu ý, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì công dân có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Do đó mà các chủ thể kinh doanh thương mại được tự do lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh phù hợp theo yêu cầu, miễn là không bị ngăn cấm theo quy định. Trong trường hợp này, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
Tuy nhiên, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần thỏa mãn đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định trước và trong suốt quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh. Một số ngành nghề mà các doanh nghiệp cần lưu ý nhưu: Kinh doanh xăng dầu; Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy); Kinh doanh than; Kinh doanh dịch vụ lo-gi-stic; Kinh doanh khoáng sản; Kinh doanh phân bón vô cơ; Kinh doanh rượu; Hoạt động thương mại điện tử;….
Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề đã được mã hóa theo quy định của pháp luật:
STT | TÊN NGÀNH NGHỀ | MÃ NGÀNH |
1 | Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác. | 4511 |
2 | Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống) | 4512 |
3 | Đại lý ô tô và xe có động cơ khác. | 4513 |
4 | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm | 4651 |
5 | Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí | 4661 |
6 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh | 4722 |
7 | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4759 |
8 | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh | 4771 |
9 | Kho bãi và lưu giữ hàng hóa. | 5210 |