Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu và phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Do đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình trong cùng tỉnh thành với công ty mẹ nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư.
Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi cho tới khi có thông báo hồ sơ hợp lêh
Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh:
- Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2017 đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/ năm;
- Treo biển tại địa điểm kinh doanh;
.: Luật Blue thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh :.