T6, 05 / 2019 5:00 chiều | khueblue

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2014: “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”.

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo luật Đầu tư 2014 gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Ngoài ra, Trường hợp nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014.

hinh minh hoa- nguon internet

2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.1 Thủ tục cấp Gi ấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ trên trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

– Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (nếu có).

2.2 Thủ tục cấp Gi ấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND Cấp tỉnh

Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo mẫu ở mục 2.1 cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.

Trong thời hạn 37 ngày thẩm định, xử lý, chuyển giao hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ như trên thì Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

2.3 Thủ tục cấp Gi ấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của thủ tướng chính phủ

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo mẫu ở mục 2.1 cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.

Trong thời hạn 52 ngày thẩm định, xử lý, chuyển giao hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ như trên thì Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

3. Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

– Hồ sơ nộp tại Sở kế hạch và đầu tư đối với các dự án sau:

+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

– Hồ sơ nộp tại Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án sau:

+ Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

4. Nội dung Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Mã số dự án đầu tư: Mã số dự án đầu tư là một dãy số gồm 10 chữ số, được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, không thay đổi trong quá trình hoạt động của dự án và không được cấp cho dự án khác. Mã số dự án đầu tư hết hiệu lực khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.

– Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

– Tên dự án đầu tư.

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư

– Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

– Thời hạn hoạt động của dự án.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

– Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư vào Việt Nam và các thủ tục liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để bạn tham khảo. Ngoài ra để có một lượng kiến thức nhất định đến hoạt động đầu tư vào Việt Nam thì bạn có thể tham khảo thêm các quy định của Luật Đầu tư 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, các biểu mẫu liên quan đến hoạt động đầu tư thì bạn có thể lấy trong thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT để sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục