T7, 04 / 2019 8:22 sáng | khueblue

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Hồ sơ đăng ký Mã số mã vạch Sản phẩm gồm:

1. Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng kí tên, đóng dấu (02 bản);

2. Bản sao “Giấy phép kinh doanh” hay “Quyết định thành lập” (01 bản);

3. Bảng đăng kí danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản).

Địa chỉ đăng ký mã vạch sản phẩm:

Tất cả hồ sơ thủ tục đăng ký mã vạch đều được thông qua và ký nhận tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam 

hình ảnh minh họa – Nguồn internet

Phạm vi đăng ký mã vạch:

Phạm vi đăng ký làm mã số mã vạch áp dụng trên toàn quốc.

Nên đăng ký mã số mã vạch vì khi sử dụng mã số mã vạch mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích như:
– Dễ dàng trong quản lý hàng hóa
– Khi mang sản phẩm ra quốc tế, nhà sản xuất và nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền người tiêu dùng
– Trong các giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, giá cả…

 

 

 

Căn cứ pháp lý để đăng ký mã số mã vạch sản phẩm:

Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”;

Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về việc “Qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp MSMV”;

Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính.

Tạo sao cần đăng ký mã số mã vạch:

Mã số mã vạch sản phẩm – Công cụ hữu ích trong quản lý sản xuất
Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, một trong những lợi ích rõ rệt nhất là tính tiền, kiểm kê, quản lý xuất nhập hàng hoá tại các cửa hàng nhanh chóng, chính xác.

Hiệu suất: nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên nhanh chóng tính tiền, in hóa đơn phục vụ khách hàng dẫn đến tăng hiệu suất công việc;

Mã số mã vạch – Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản, MSMV cho phép nhận dạng chính xác các loại hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thông tin nhanh: MSMV giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, phục vụ các nhà kinh doanh và quản lý để có thể đưa những quyết định đúng đắn và đúng thời điểm trong kinh doanh và quản lý.

Thoả mãn khách hàng: do tính hiệu suất, chính xác và thông tin nhanh, MSMV giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số l­ượng hàng, chủng loại, về chất l­ượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu…

Mã số mã vạch sản phẩm – Vũ khí cạnh tranh trong kinh doanh
Hiện nay, các loại hàng hoá muốn đem bán tại các siêu thị ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài đều phải có mã số mã vạch.
Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Do đáp ứng yêu cầu khách hàng, MSMV có thể tạo điều kiện tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, MSMV là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các thông điệp về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại… Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.

Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.

MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.

Các loại Mã số mã vạch:

1. Các loại mã số GS1 gồm:

– mã địa điểm toàn cầu GLN;

– mã thương phẩm toàn cầu GTIN;

– mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;

– mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;

– mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;

– mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;

2.  Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

– mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;

– mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;

– ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…

Cách đọc Mã số mã vạch:

Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:

– Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;

– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;

– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;

– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).

Bài viết cùng chuyên mục